Hình ảnh một người thầy giáo tài hoa, đức độ đã khắc sâu vào tâm khảm các nhà khoa học, các nhà giáo dục, nhiều thế hệ học trò của đất nước và bè bạn năm châu như một biểu tượng đẹp đẽ, hài hòa của trí thông minh, sáng tạo, truyền thống hiếu học, đạo đức cách mạng, bản lĩnh kiên cường vươn tới đỉnh cao khoa học, "một con người rất mực điềm đạm, khiêm tốn và nhân hậu, sống rất giản dị và nhiều lúc hóm hỉnh một cách thật dễ thương", một người có ảnh hưởng quyết định đến sự ra đời và phát triển của nền toán học Việt Nam. Đó chính là GS. Lê Văn Thiêm.
Năm 1930, cả cha và mẹ Lê Văn Thiêm đều qua đời. Phát huy truyền
thống gia phong, anh đã vào Quy Nhơn, nương tựa nơi người anh cả Lê Văn Kỷ đang
hành nghề thuốc ở đó, để học tại Trường Collège de Quy Nhơn (nay là Trường Quốc
học Quy Nhơn). Với chí tiến thủ cao và lòng ham mê học tập, tại đây, Lê Văn
Thiêm đã làm cho tất cả các thầy giáo phải kinh ngạc về sự thông minh xuất
chúng của mình, đặc biệt ở môn Toán học. Anh giải được những bài toán của các
lớp trên và giải bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ trong 4 năm (1933 - 1937), anh
đã hoàn thành xuất sắc chương trình học 9 năm và đứng đầu danh sách khen thưởng
của nhà trường khi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học (tương đương với Phổ thông cơ
sở ngày nay). Ba tháng sau, Lê Văn Thiêm lại lập một kỳ tích mới: thi đỗ tú tài
phần 1 (tương đương lớp 11 ngày nay), việc mà người bình thường phải chuẩn bị
khẩn trương trong 2 năm. Ngay năm sau, anh lại thi đỗ tú tài toàn phần.
Nguyện vọng lúc
này của Lê Văn Thiêm là học tiếp Toán học ở bậc đại học. Tuy nhiên, khi đó cả
Đông Dương chỉ có một trường đại học tại Hà Nội, chuyên về Y khoa và Luật khoa,
chưa đào tạo cử nhân Toán, nên năm 1938, Lê Văn Thiêm đành phải ghi tên theo
học lớp Lý - Hoá - Sinh (PCB) để chuẩn bị vào học ngành Y. Năm sau (1939) với
thành tích đỗ thứ nhì kỳ thi PCB, Lê Văn Thiêm được nhận học bổng sang Pháp du
học.
Đến Pháp, Lê Văn
Thiêm xin ghi tên vào Trường Đại học Sư phạm Paris (École Normale Supérieure de
Paris), một cái nôi đào tạo nhân tài toán học của nước Pháp. Trở thành sinh
viên của trường này là một vinh dự to lớn và niềm ước mơ của nhiều người Pháp
cũng như người nước ngoài. Ước mơ được theo đuổi ngành Toán học ấp ủ từ lâu nay
đã được chắp cánh. Năm 1939, phát xít Đức thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở châu
Âu và thôn tính luôn nước Pháp. Mãi đến năm 1941, anh mới có điều kiện học lại
bình thường. Sau 1 năm, anh đã đỗ Cử nhân Toán học thay vì phải học 3 năm như
mọi người. Anh sang Đức và ở đó, anh đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Toán
học để nhận bằng tiến sĩ A Toán học (1945). Anh định học tiếp để nhận bằng tiến
sĩ B Toán học thì giáo sư hướng dẫn qua đời, thêm vào đó, tình hình chính trị -
xã hội Đức đang rất rối ren, nước Đức phát xít đã thảm bại trước đồng minh, Lê
Văn Thiêm quyết định trở về Pháp để tiếp tục nghiên cứu Toán học.
Năm 1946, được tin
phái đoàn Chính phủ Việt Nam DCCH đến Paris để đàm phán, Lê Văn Thiêm đã tự
nguyện làm một số việc giúp đỡ phái đoàn và tập hợp anh em trí thức Việt kiều
đi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được đồng chí Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ, anh đã
sang Bỉ liên hệ giao dịch mua vũ khí để chuyển về nước. Năm 1948, anh đại diện
cho Việt
Lúc này, Lê Văn
Thiêm đang quan tâm đến lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình hoặc còn
gọi là lý thuyết Nevanlina - một trong những lý thuyết được coi là đẹp nhất của
toán học ở thế kỷ XX. Ông đã may mắn được làm nghiên cứu với chính tác giả của lý
thuyết này - giáo sư Nevanlina, nhà toán học Phần Lan, đã có thời gian là Chủ
tịch Hội Toán học Quốc tế. Lê Văn Thiêm là người đầu tiên đưa ra lời giải cho
một bài toán khó đã tồn tại nhiều năm của "Bài toán ngược của lý thuyết
Nevanlina". Công trình của ông không chỉ được quan tâm vì đã chứng minh sự
tồn tại nghiệm của bài toán đó, mà còn vì ông đã đưa ra một phương pháp hoàn
toàn mới để nghiên cứu vấn đề đặt ra. Trong những công trình khoa học và sách
chuyên khảo gần đây trên thế giới, người ta vẫn còn nhắc tới công trình của ông
viết cách đây hơn nửa thế kỷ và nhắc đến ông như là một trong những người có
công đầu trong việc xây dựng lý thuyết về Toán học.
Năm 1949, theo lời
kêu gọi của Hồ Chủ tịch, GS. Lê Văn Thiêm đã có một quyết định hệ trọng đánh
dấu bước ngoặt lớn trong đời ông và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ sinh
viên Việt Nam - lòng yêu nước và chí căm thù xâm lược đã thúc giục ông từ bỏ
địa vị khoa học không ít người mơ tưởng ở Zurich lừng danh để về nước tham gia
tích cực vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Ông đã trở về nước qua
đường bay Paris - Băng Cốc, rồi từ Băng Cốc bằng đường bộ qua Campuchia về rừng
U Minh, khu 9 miền Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác tại
Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19.12.1949. Trong thời gian công tác ở khu 9, Lê Văn
Thiêm đã được GS. Hoàng Xuân Nhị giới thiệu vào Đảng Cộng sản Việt
Sau thắng lợi vang
dội của chiến dịch Biên giới năm 1950, Chính phủ ta khẩn trương chuẩn bị lực
lượng cán bộ khoa học cho việc kiến thiết đất nước sau ngày toàn thắng. Tháng
7.1950, Đề án giáo dục được thông qua nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của
thời kỳ cách mạng mới. Từ năm học 1950 - 1951, trong điều kiện khó khăn gian
khổ của cuộc kháng chiến, nước ta đã từng bước hình thành ba trung tâm đại học:
trung tâm Việt Bắc gồm các trường: Đại học Y, Ban quân dược, Cao đẳng Công
chính, Cao đẳng Mỹ thuật; trung tâm Thanh - Nghệ với hai phân hiệu Khoa học Xã
hội và Khoa học Tự nhiên; Khu học xá Trung ương (đặt nhờ tại Nam Ninh, Quảng
Tây, Trung Quốc) đào tạo cán bộ khoa học và giáo viên trung học.
Năm 1951, Lê Văn
Thiêm được Chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt Bắc để nhận nhiệm vụ mới. Ba
lô trên vai, ông đã phải lội bộ 6 tháng theo đường rừng để ra đến Việt Bắc. Ông
được giao nhiệm vụ xây dựng Trường Khoa học Cơ bản và Trường Sư phạm Cao cấp, được
cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này và giảng dạy môn Cơ học lý
thuyết. "Ngoài những bài giảng của giáo viên trên lớp, toàn bộ tài liệu
học tập chỉ có hai tập sách giáo khoa đại học, một về toán đại cương, một về
Vật lý đại cương xuất bản tại Pháp, do Giáo sư Thiêm mang về... Trong điều kiện
bộ máy hành chính và hậu cần giúp việc của nhà trường rất nhỏ bé, Giáo sư Thiêm
đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và Đoàn học sinh để quản
lý một cách toàn diện mọi hoạt động của trường" (GS. Lê Thạc Cán kể
lại). Cho đến nay, hầu hết sinh viên trường Khoa học Cơ bản năm xưa đều đã trở
thành những nhà giáo, nhà khoa học ưu tú có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo
vệ và xây dựng đất nước, một số không ít đã là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Trong những thành công này có một phần đóng góp không nhỏ của GS. Lê Văn Thiêm,
người sáng lập, chỉ đạo và điều hành Trường Khoa học Cơ bản. Ở Việt Bắc,
cùng với các nhà khoa học lớn như Tạ Quang Bửu và Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm
đã đặt nền móng đầu tiên cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý thuyết
và nghiên cứu ứng dụng, đã tạo dựng nên thế hệ cán bộ khoa học đầu tiên
của nước Việt Nam mới.
Sau ngày
giải phóng Thủ đô (10.10.1954), Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại
học Sư phạm Văn khoa, do GS. Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng và Trường Đại học Sư
phạm Khoa học do GS. Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng. Cùng với một số trường đại
học khác như Đại học Y Dược, Đại học Nông nghiệp, đây là những trường đại học
đầu tiên của nước ta sau ngày hòa bình lập lại. Phụ trách môn Toán có các giáo
sư Lê Văn Thiêm, Nguyễn Thúc Hào và các cán bộ giảng dạy Nguyễn Cảnh Toàn, Khúc
Ngọc Khảm, Ngô Thúc Lanh; về Vật lý có các giáo sư Ngụy Như Kontum, Vũ Như Canh
và các cán bộ giảng dạy Dương Trọng Bái, Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Phương.
Trường Đại học Sư
phạm Khoa học tồn tại chỉ 2 năm (1955 - 1956) và đào tạo được ba khoá, nhưng
trường đã có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ngày nay nhìn lại, có thể thấy rằng
tất cả các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi hồi ấy và sau đó được bổ nhiệm
làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học đều đã trưởng thành. Nhiều người đã
trở thành những nhà khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành và những
cán bộ lãnh đạo khoa học có uy tín. Riêng về Toán - Lý, có các nhà khoa học nổi
tiếng như Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Đạo, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự; nhiều
giáo sư, nhà khoa học tài danh khác đã xuất thân từ Trường Đại học Sư phạm Khoa
học.
Xuất phát từ nhu
cầu trước mắt và lâu dài, yêu cầu phát triển khoa học ứng dụng và khoa học cơ
bản, ngày 4.6.1956 Chính phủ đã ra quyết định số 2184/TC thành lập 5 trường đại
học: Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Y - Dược, Đại học Nông - Lâm và
Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội do GS. Ngụy Như Kontum
làm hiệu trưởng. Từ năm 1957 - 1970, GS. Lê Văn Thiêm được cử giữ chức vụ Phó
hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, kiêm Chủ nhiệm Khoa Toán.
GS. Lê Văn Thiêm
cùng với GS. Hoàng Tụy đã có đóng góp lớn trong việc thành lập Viện Toán học và
Hội Toán học Việt
GS. Lê Văn Thiêm
có đóng góp lớn trong việc thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nhà toán
học Việt
Xuất thân từ một
nhà toán học lý thuyết, nghiên cứu những vấn đề trừu tượng của toán học như hàm
biến phức, diện Rieman, lý thuyết hàm phân hình..., GS. Lê Văn Thiêm đã không
ngần ngại chuyển qua nghiên cứu những vấn đề ứng dụng gắn với thực tiễn Việt
Sau khi Viện Toán
học thành lập, GS. Lê Văn Thiêm nhận thấy cần ứng dụng hàm biến phức sang các
lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt... Nhiều
vấn đề lớn của đất nước như: Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các
đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn; Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ
điện Trị An... đã được ông và những người cộng tác như: Ngô Văn Lược, Hoàng
Đình Dung, Lê Văn Thành... nghiên cứu giải quyết. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết
với ứng dụng, GS. Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên
lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán
thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được
đưa vào cuốn sách chuyên khảo "The Theory of Groundwater
Movement" (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga
P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Matxcơva năm 1977... GS. Lê Văn Thiêm đã
biên soạn thành giáo trình hoàn chỉnh để hướng dẫn cho những người không có
chuyên môn Toán học sử dụng phương pháp đó.
GS. Lê Văn Thiêm
là người như thế. Ông làm toán không phải vì danh vọng, tiền tài, mà chỉ đơn
giản, đó là cách mà ông có thể đóng góp phần mình cho đất nước. Chính vì thế mà
ông được mọi người tin yêu, kính trọng và hình ảnh của ông không thể phai mờ
trong ký ức của những người đã từng được biết ông, được làm việc bên ông. Song,
công lao lớn nhất của GS. Lê Văn Thiêm là đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ
khoa học và giáo dục trẻ, tài năng cho đất nước. Phần lớn các nhà toán học hàng
đầu của Việt
Từ năm 1980, GS.
Lê Văn Thiêm công tác tại Phân viện Khoa học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí
Minh, đã đóng góp có hiệu quả, đưa Phòng Toán học ứng dụng trở thành Trung tâm
Toán học Ứng dụng và Tin học ở các tỉnh phía Nam.
Trong suốt 47 năm
(1944 - 1991), GS. Lê Văn Thiêm đã để lại cho đời sau trên 20 công trình khoa
học có giá trị trong đó có công trình là nguồn gốc xuất phát của một số luận án
tiến sĩ Toán học của Mỹ hiện nay. GS. Lê Văn Thiêm có những đóng góp to lớn cho
Toán học trên cả ba phương diện: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và
triển khai ứng dụng.
Tên tuổi GS. Lê
Văn Thiêm có thể gắn với rất nhiều chữ "đầu tiên". Ông cùng với
GS. Phạm Tinh Quát (thân sinh GS. Frédéric Phạm) là những người đầu tiên thi đỗ
vào Trường Đại học Sư phạm
Để ghi nhớ những
cống hiến to lớn của ông về khoa học, giáo dục và xã hội, 5 năm sau ngày ông
mất, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh và Huân chương
Độc lập hạng Nhất, vinh dự cao quý mà ít nhà khoa học đạt được.
Nói về ông, GS.
Hoàng Tụy - một đồng nghiệp, một người bạn thân thiết có nhiều năm gắn bó với
ông đã tâm sự: "Giá như GS. Lê Văn Thiêm cứ tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu
ở Pháp hay ở Mỹ thì chắc chắn, với tài năng xuất sắc của mình, ông đã có thể có
nhiều cống hiến to lớn hơn cho toán học và tên tuổi quốc tế của ông lẫy lừng
hơn. Song ông đã lựa chọn trở về quê nhà, cùng chia sẻ khó khăn gian khổ với
đồng bào, và thật sự, tất cả những gì ông đã cống hiến cho Tổ quốc và cộng đồng
toán học Việt Nam chỉ có thể khiến chúng tôi vô cùng biết ơn ông và tự hào về
ông".
Theo “Trang điện tử ĐHQG Hà Nội”
-----------------------------------------------------
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
------------------------------------------------------
SHOP HIỀN HẬU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét